image banner
Công chức, viên chức và người lao động ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường khai báo y tế điện tử trên các phần mềm: http://tokhaiyte.vn, NCOVI, Bluezone để phòng, chống dịch Covid-19 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 78
  • Tất cả: 9,894
Đăng nhập
TIỂU SỬ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG
Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên; 1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam

 

 

 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên; 1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam.

Người Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: "cụ Huỳnh". Huỳnh Thúc Kháng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa, ông là thủ khoa của kỳ thi hương năm 1900 (Canh Tý). Ông người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Huỳnh Thúc Kháng đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.


Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt). 
Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông)

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.

 


Tác giả: Nguồn: Thầy Hằng
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image

2022 © TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Địa chỉ: P. 7, TP Cà Mau, Cà Mau
Điện thoại: 02903 570567 - Email: thcshuynhthuckhang@gmail.com

Đăng nhập hệ thống